logo
logo
Cấu trúc đề thi HSK 3 và bí quyết làm bài thi HSK 3 đạt điểm cao!

Cấu trúc đề thi HSK 3 và bí quyết làm bài thi HSK 3 đạt điểm cao!

Thi HSK3 tuy không phải là quá khó nhưng để đạt được kết quả cao nhất thì bạn nên tìm hiểu và có kế hoạch ôn luyện thích hợp. Muốn chinh phục đề thi HSK3, chúng ta trước hết phải tìm hiểu kỹ cấu trúc đề thi. Hôm nay Tiếng Trung Toàn Diện sẽ giới thiệu cho các bạn về cấu trúc đề thi cũng như một số kinh nghiệm làm bài thi để các bạn có thể làm quen cũng như nắm vững cấu trúc đề thi và có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất nhé!

1. Cấu trúc đề thi

Sau đây Tiếng Trung Toàn Diện sẽ giới thiệu về cấu trúc đề thi của một bài thi HSK3. Cũng như các đề thi HSK4,5,6 đề thi HSK3 gồm 3 phần lớn: Nghe, Đọc và Viết, nhưng số lượng câu hỏi ít hơn, tổng số câu hỏi là 80 câu, thời gian làm bài 90 phút (đã bao gồm 5 phút cho thí sinh điền thông tin cá nhân vào bài thi )

1.1 Phần Nghe: Gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài 35 phút (bao gồm cả thời gian điền đáp án vào phiếu trả lời), chia làm 3 phần

Phần 1: Gồm 10 câu, mỗi câu nghe 2 lần. Thí sinh dựa vào nội dung nghe được để chọn ra bức tranh tương ứng. Phần này khá đơn giản, bạn có thể không cần nghe hiểu hết nội dung hội thoại cũng có thể làm được.

Phần 2: Gồm 10 câu, mỗi câu nghe 2 lần. Trong đề thi sẽ có các  câu, người đầu tiên đọc hội thoại, người thứ hai đọc 1 câu liên quan đến nội dung bài. Nhiệm vụ của chúng ta là phán đoán xem người đó nói đúng hay sai. Phần này các thí sinh cần phải chú ý nghe vì nhiều khi đề bài có thể sẽ đánh lừa chúng ta dẫn đến việc chọn sai đáp án.

Phần 3: Gồm 10 câu, mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu là 1 đoạn hội thoại 2 câu giữa 2 người, người thứ 3 sẽ dựa vào hội thoại đó để đặt ra câu hỏi, đề bài cho sẵn 3 đáp án, thí sinh dựa vào nội dung nghe được để chọn ra đáp án chính xác. Phần này hội thoại khá ngắn chỉ có 2 câu.

Phần 4: Chọn đáp án chính xác từ đoạn hội thoại. Phần này tương tự như phần trên nhưng đoạn hội thoại dài 4, 5 câu.

Vì được nghe 2 lần và tốc độ không quá nhanh nhưng muốn đạt được điểm cao thì chúng ta cũng cần có một nền tảng kiến thức cơ bản vững vàng. Trong quá trình làm bài nghe chúng ta cũng nên tranh thủ ghi chép lại những nội dung cần thiết như thời gian, địa điểm, nhân vật trong lần nghe đầu tiên sau đó chọn đáp án, Còn lần nghe thứ 2 là để chúng ta kiểm tra lại đáp án một lần nữa.

1.2 Phần Đọc : Gồm 30 câu, thời gian làm bài 30 phút (bao gồm cả thời gian điền đáp án vào phiếu trả lời), gồm 3 phần 

Phần 1: Đề bài cho 20 câu và thí sinh phải chọn hai câu một có nội dung liên quan ,đối ứng với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ nghĩa, ngữ cảnh và logic. Phần này yêu cầu thí sinh phải nắm vững kiến thức ngữ pháp cơ bản và có tư duy logic.

 

Phần 2: Gồm 10 câu: Điền từ vào chỗ trống. 5 câu đơn và 5 câu dạng hội thoại. Các từ được cho ở phần này có độ tương đồng về nghĩa không cao nên dạng câu hỏi như này cũng tương đối đơn giản, bạn cần dựa vào ngữ cảnh của câu nói hoặc hội thoại để chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu, nếu như gặp từ mới mà bạn không biết nghĩa, các bạn có thể sử dụng phương pháp loại trừ.

Phần 3: Gồm 10 câu. Gồm 10 đoạn văn ngắn khoảng 2, 3 câu, mỗi đoạn sẽ đi kèm 1 câu hỏi, thí sinh phải chọn ra đáp án chính xác nhất trong 3 đáp án. Phần này đòi hỏi thí sinh phải hiểu nội dung đoạn văn và có một chút tư duy logic. Thường thì đáp án sẽ dùng các từ hoặc các cụm từ đồng nghĩa với bài đọc vì thế chúng ta có thể dựa vào điểm này để chọn đáp án đúng nếu không hiểu hết bài.

1.3 Phần Viết: Gồm 20 câu, thời gian làm bài 15 phút (bao gồm cả thời gian điền đáp án vào phiếu trả lời), gồm 2 phần

Phần 1: Gồm 5 câu hoàn thành câu. Sắp xếp các từ đã cho thành một câu hoàn chỉnh, các câu ở phần này cũng tương đối ngắn và không quá phức tạp, tuy nhiên thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về ngữ pháp câu và logic, tránh mắc những lỗi sai không đáng có như viết sai từ, thiếu dấu chấm câu hay sai thứ tự các từ.

Phần 2: Viết chữ Hán theo phiên âm đề bài cho sẵn. Đề bài sẽ cho một câu và cho một chữ là phiên âm. Thí sinh phải viết phiên âm đó ra chữ Hán. Bài này yêu cầu thí sinh nắm vững chữ Hán, từ mới cơ bản trong giáo trình Hán ngữ.

2. Mẫu phiếu trả lời của HSK 3

3. Cách tính điểm

HSK3 cũng như các cấp khác có tổng cộng 3 đầu điểm tương ứng với 3 kỹ năng thi. Điểm tuyệt đối của mỗi phần thi là 100 điểm, thi sinh chỉ cần đạt 180 điểm là đã thông qua bài thi. Những thí sinh đạt được chứng chỉ HSK3 có thể dùng tiếng Trung để giao tiếp cơ bản trong học tập, công việc cũng như đời sống hàng ngày.

Trên đây là những chia sẻ của Tiếng Trung Toàn Diện về bài thi HSK3. Hi vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt cho kì thi HSK 3, chúc các bạn đạt được kết quả cao!

Bình luận

Hotline

0973.330.143

call