logo
logo
Chủ điểm ngữ pháp: Tân ngữ trong tiếng Trung

Chủ điểm ngữ pháp: Tân ngữ trong tiếng Trung

Học ngữ pháp là bài học quan trọng trong quá trình học tiếng Trung của bạn. Tân ngữ là một trong những chủ điểm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Trung. Hôm nay, hãy cùng Tiếng Trung Toàn Diện học tiếng Trung về chủ đề tân ngữ trong tiếng Trung bạn nhé! Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn nha!

Cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung

Tân ngữ là gì?

宾语在动词后面,表示动作、行为涉及的人或事物,回答“谁”或“什么”一类问题。
Tân ngữ nằm kế sau động từ biểu thị hành vi động tác liên quan đến người hay sự vật, trả lời vấn đề là“谁” hoặc một vấn đề gì đó.

Ví dụ:

VD1.什么叫信息?

VD2.门口围着一群看热闹的。

VD3.马克思认为知识是进行斗争和为无产阶级解放事业服务的手段。

Sự khác biệt giữa tân ngữ và bổ ngữ là gì?

1. Phân biệt nghĩa

– Tân ngữ là đối tượng đề cập đến của động từ, trả lời câu hỏi “ai?”, “cái gì?”.

Ví dụ:
VD1: 看电视。 看什么? “电视”

VD2: 美国攻打伊拉克。 美国攻打“谁”? “伊拉克”

– Bổ ngữ là thành phần nói rõ, bổ sung ở phía sau của tính từ, động từ, trả lời các câu hỏi “như thế nào, “bao nhiêu”, “bao lâu”.

Ví dụ:

VD1: 睡够了。睡得怎么样? “够了”.

VD2: 跑了三趟。 跑了多少? “三趟”.

VD3: 休息一个星期。 休息多久? “一个星期”

2. Sự khác biệt về từ loại

– Thông thường các danh từ, đại từ, từ chỉ số lượng, đoản ngữ mang tính danh từ đứng phía sau của thuật ngữ là tân ngữ. (thuật ngữ: động từ làm trung tâm vị ngữ).

Ví dụ:

VD1: 我有一个问题,可以问你妈?

VD1:我买了五本。

VD3: 你看第十课的生词。

– Động từ, tính từ, các đoản ngữ mang tính động từ và tính từ không chỉ có thể làm bổ ngữ mà cũng có thể làm tân ngữ. Có thể trả lời câu hỏi “cái gì” là tân ngữ, còn trả lời “như thế nào” là bổ ngữ.

Ví dụ:

VD1: 开展试验。开展什么? 试验(作宾语)

VD2: 开展顺利。 开展得怎么样? 顺利(作补语)

– Các đoản ngữ chỉ số lượng xuất hiện ở phía sau cấc thuật ngữ do tính chất của lượng từ quyết định. Thông thường do vật lượng từ tạo thành đoản ngữ số lượng làm tân ngữ, do động lượng từ tạo thành làm bổ ngữ.

Ví dụ:

我们去看一次吧! (作补语)

3. Phân biệt khi có hoặc không có từ phụ trợ cấu trúc “得”

Trợ từ kết cấu “得” là tiêu chí của bổ ngữ, phía sau vị ngữ xuất hiện “得” thường đều là bổ ngữ.

Ví dụ:

你回来那天,杜鹃花激动得流泪了…..

Nhưng trong các từ hợp thành như “觉得,获得,取得晓得”. “得” chỉ là một ngữ tố; nếu các từ này làm thuật ngữ, sự xuất hiện của những từ ngữ phía sau chúng không phải là bổ ngữ mà là tân ngữ.

Ví dụ:

VD1: 那个运动圆获得了冠军。

VD2: 我一点也不觉得疲倦。(疲倦: píjuàn: mệt mỏi)

4. Có sự thay thế của câu chữ “把” hay không?

Những đoản ngữ số lượng do vật lượng từ tạo thành, ở phía sau động từ vị ngữ, có khi làm tân ngữ, có khi làm bổ ngữ. Đoản ngữ số lượng có thể thay đổi thành câu chữ “把” là tân ngữ, không thể đổi là bổ ngữ.

Ví dụ:
VD1: 他浪费了两个钟头。能说成: “他把两个钟头浪费了”

VD2: 他干了两个钟头。不能说: “他把两个钟头干了”

Ghi chú: Cách dùng sử động là chỉ cách dùng linh hoạt của tính từ trong tiếng Hán cổ đại. Tính từ được mượn dùng làm động từ, khiến cho tân ngữ phía sau có được tính chất hoặc trạng thái của tính từ đứng trước.

Ví dụ: 能富贵将军者呈上也。
-> 能使将军您富贵的人是呈上。

Trên đây là những cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung cơ bản. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tiếng Trung nhé!

Bình luận

Hotline

0973.330.143

call