logo
logo
Kinh nghiệm và kỹ năng làm bài thi HSKK trung cấp đạt điểm tuyệt đối!

Kinh nghiệm và kỹ năng làm bài thi HSKK trung cấp đạt điểm tuyệt đối!

Kinh nghiệm thi HSKK trung cấp thực tế

Kì thi HSKK sắp tới, kết hợp cùng với thi HSK đôi khi khiến bạn cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng khi ôn thi HSKK vì đây chính là kỹ năng vận dụng kiến thức của HSK. Bạn chỉ cần luyện tập kỹ năng nói thường xuyên, rèn phản xạ là có thể yên tâm rồi.

Dưới đây, Tiếng Trung Toàn Diện chia sẻ với bạn một chút kinh nghiệm thi HSKK trung cấp nhé!

Chuẩn bị thi HSKK trung cấp cần làm những gì?

1️. Tập gào, gào và thét thật to

Tại sao? Bởi phòng thi rất đông người (>40 người), mỗi người có sẵn 1 máy tính và 1 tai nghe, ngồi cách nhau khoảng 1,2m.

Cứ tưởng tượng 40 người cùng trả lời câu hỏi một lúc, bạn nói bé thì ngay cả chính bạn cũng chẳng nghe thấy giọng mình huống chi là máy ghi âm .

Giáo viên chấm thi qua file ghi âm, nếu không nghe rõ giọng thí sinh thì họ lấy căn cứ đâu để cho bạn điểm cao.

2. Chuẩn bị kiến thức thật tốt, từ vựng đa dạng

Phần nói muốn ăn điểm và hay thì phần từ vựng rất quan trọng. Bạn không cần cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Chỉ nên nói các câu đơn giản, ngắn gọn. Diễn đạt ý rõ ràng, không cần dây dưa.

3. Luyện nghe mà không cần nhìn sub

Thông thường khi luyện nghe, nếu được nhìn sub chữ Hán hay pinyin thì sẽ dễ nhớ hơn. Tuy nhiên khi đi thi thì bạn sẽ không được nhìn. Vì vậy, bạn nên luyện nghe qua các audio và tự lặp lại để luyện khả năng nghe, nhớ, đọc của mình nhé!

Kinh nghiệm trong phòng thi HSKK trung cấp?

Trước khi thi sẽ có 1 2 câu hỏi: Ni jiao shenme mingzi, Ni shi na guo ren, Ni de xuhao shi shenme.

Máy hỏi xong mỗi câu thì bạn cứ trả lời, trả lời tên bằng tiếng Trung nhé.

Phần Số báo danh – số thứ tự thì các bạn đọc 5 số cuối thôi nhé.

Vào thi thầy sẽ phát cho đề thi (phần làm văn) ngay từ đầu, nên các bạn liếc qua rồi tranh thủ thời gian nghĩ tới nó nhé. Vì thời gian làm văn khá là eo hẹp.

Sau đây là kinh nghiệm thi HSKK trung cấp của mỗi phần mà Tiếng Trung Toàn Diện đã tổng hợp và chia sẻ với bạn:

Cấu trúc đề HSKK trung cấp gồm 3 phần:

PHẦN 1: Câu 1 – 10: Nghe và lặp lại

PHẦN 2: Câu 11-12: Miêu tả tranh

PHẦN 3: Câu 13-14: Trả lời câu hỏi

Kinh nghiêm làm bài thi phần 1: Nghe và lặp lại

Lặp lại 10 câu theo mẫu sẵn, tức là loa sẽ đọc sẵn 10 câu sau đó mình lặp lại vào máy sẽ ghi âm giọng đọc của bạn. Đây chính là lúc phát huy âm lượng giọng nói của bạn.

Tất nhiên không phải đề đọc 10 câu luôn mà ĐỌC TỪNG CÂU MỘT và bạn lặp lại từng câu một.

Ví dụ câu 1 đề cho là: 她对中国历史很感兴趣 /Tā duì zhōngguó lìshǐ hěn gǎn xìngqù/

Bạn không được nhìn text bên trên, chỉ được nghe âm thanh, do đó cần nghe kĩ và lặp lại cả câu đó một cách “chuẩn chỉnh” + phát âm chuẩn.

Tiếp tục nghe và lặp lại các câu từ 2 tới 10.

Cái khó là các bạn xung quanh đồng thanh y như 3 chục cái loa hướng vào mình và mình vẫn phải tập trung vào câu mà mình nhớ, rất dễ râu ông nọ cắm vào cằm bà kia. Chỉ có 1 bí quyết là tập trung, mặc kệ xung quanh nói gì.

Chú ý để tránh mất điểm:

Ví dụ đề cho: Zhe pi xie chuan zhe hen shufu

Đến lúc nói thiếu “zhe” , thêm “de” thành: Zhe pi xie chuan de hen shufu => cấu trúc và nghĩa đều không sai nhưng không giống câu người ta thì chắc chắn bị trừ điểm.

Lưu ý khi làm bài thi:

Đợi kết thúc câu đọc mẫu có tiếng “bíp” bạn mới lặp lại. Nếu chưa có tiếng bíp mà bạn đọc luôn sẽ không tính điểm.

Chú ý phát âm: bạn nào ngọng l/n mà đọc là “lì” là “nì” là hết sức nguy hiểm, nên cần TẬP TRUNG điều chỉnh giọng đúng chuẩn, đặc biệt các âm /sh/ /z/ /ch/ /zh/……

Kinh nghiêm thi HSKK trung cấp phần 2: Nhìn tranh và miêu tả

Kết thúc phần 1 bạn sẽ có 10 phút để chuẩn bị cho phần 2 và phần 3.

Vì vậy, cần chia thời gian là 5 phút chuẩn bị cho phần 2 và 5 phút chuẩn bị cho phần 3. Phần 2 là 2 câu, mỗi câu có 2.5 phút chuẩn bị.

Tận dụng 10 phút này thật hiệu quả!!!

Lưu ý

– Ghi nháp pinyin những từ quan trọng (đừng dại gì viết chữ cho tốn thời gian)

– Sau 10 phút, sẽ có thông báo hết thời gian chuẩn bị 10 phút rồi, bắt đầu làm câu 11 (miêu tả tranh) và sau tiếng “bíp” bạn bắt đầu “gào thét”.

Với phần 2: Xác định TRỌNG TÂM NỘI DUNG của bức tranh + LINH HOẠT VẬN DỤNG TỪ MÌNH NHỚ。。。

Trả lời các câu hỏi what, when, where, why, how,…….lúc này căn cứ trên hình ảnh để “bịa chuyện”. Ví dụ, từ hình ảnh cô gái đang ôm đầu, cần xác định trọng tâm cần nói có liên quan 头疼 (đau đầu), 病 (ốm) 。。。 Nếu mà tâm lý hoảng loạn quá, đột nhiên không nhớ ra hai từ trên, mà nhớ được từ 累(mệt mỏi)thì dùng luôn, phải LINH HOẠT theo từ mình nhớ.

Tiếp theo, để nói dài hơn, tự đưa ra câu hỏi (nhẩm trong đầu câu hỏi chứ đừng đọc câu hỏi ra miệng nhé) và trả lời câu hỏi:

Đoán xem cô gái ấy đang ở đâu (dựa trên khung cảnh, trang phục…)

Tại sao cô ấy bị đau đầu/ốm/ mệt… (bịa ra lý do, ví dụ là làm việc quá khuya…)

Cô ấy nên làm gì bây giờ? (nghỉ ngơi, uống thuốc…)
………..
Mở rộng bức tranh:

Nên vận dụng thành ngữ nếu có thể để điểm cao.

Nếu không nhớ thành ngữ, có thể đưa ra lời khuyên (ví dụ chúng ta nên giữ sức khỏe bản thân, ăn ngủ đúng giờ).

Độ dài phần 2: mỗi tranh miêu tả khoảng 6-8 câu là okie nhé, hãy chắc chắn các câu mình nói là đúng và có ý nghĩa, đừng lan man lạc đề.

Thời gian làm bài câu 11 là 2 phút và câu 12 cũng là 2 phút. Thường thì rất ít bạn nói hết được cả 2 phút, (thực sự cảm giác trong phòng thi thì 2 phút trôi qua lâu lắm) vì vậy, trả lời xong câu 11 nếu vẫn chưa thấy thông báo hết 2 phút thời gian thì bạn ngồi im lặng, giữ trật tự, đợi thông báo chuyển sang câu tiếp.

Kinh nghiêm làm bài thi phần 3: Trả lời câu hỏi

Sau khi hết 2 phút thời gian làm câu 12 sẽ có thông báo chuyển sang câu 13, nhớ đợi tiếng bíp bạn hãy nói nhé.

Phần 3 gồm hai câu hỏi, xoay quanh các vấn đề hàng ngày như du lịch, đọc sách, ước mơ, …..

Cách trả lời câu hỏi phần 3:

Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.

Ví dụ: 你经常用电脑做什么?Nǐ jīngcháng yòng diànnǎo zuò shénme?

Câu này bạn có thể trả lời rằng thường dùng máy tính để đọc truyện, xem phim, học tập.

Nếu chỉ trả lời như vậy thì…. ngắn quá.

Mở rộng vấn đề, để đoạn văn dài hơn bằng cách tự đưa ra câu hỏi (nhẩm câu hỏi trong đầu thôi nhé, đừng nói ra miệng) và trả lời câu hỏi (lúc này mới nói ra miệng) bạn dùng máy tính bao nhiêu giờ một ngày? lợi ích và tác hại của máy tính với bạn là gì?……

Bổ sung thêm bài học rút ra, vận dụng các thành ngữ Tiếng Trung để đạt điểm cao.

Ví dụ: Bạn nghĩ thái độ hay năng lực quan trọng hơn, tại sao?

Bạn có thể trả lời: Tôi nghĩ thái độ quan trọng hơn. Người có năng lực tuy rằng dễ dàng có cơ hội hơn, nhưng nhược điểm là dễ tự cao. Trong khi đó, thái độ không phải trời sinh mà là tự mình rèn luyện, tôi cho rằng điều này càng đáng quý. Thái độ tốt, bạn có thể bước chậm mà chắc. Còn năng lực cao nhưng không cố gắng thì sớm muộn cũng sẽ bỏ phí.

Xong bài thi thì lưu file lại như thầy bảo, thầy sẽ đi kiểm tra từng file một rồi mới cho về.

Hj vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm thi HSKK trung cấp thực tế sẽ giúp bạn tự tin hơn khi vào phòng thi. Và đừng quên, làm thật nhiều đề thi hskk trung cấp nhé!

Bình luận

Hotline

0973.330.143

call