logo
logo
Lộ trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu

Lộ trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu

Lộ trình học tiếng Trung tốt nhất cho nguời mới bắt đầu học tiếng Trung!

Trong thời kỳ phát triển hội nhập ngày nay, Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực phát triển tiến ra toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá nhanh và phát triển tương đối toàn diện. Vì vậy, việc thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Ngoại ngữ chính là phương tiện, là cây cầu nối liền chúng ta với nền văn hóa nước ngoài. Tiếng Trung là một trong số lựa chọn không tồi dành cho bạn.

Như chúng ta đã biết, tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với hơn 1 tỷ người sử dụng. Ngoài Trung Quốc, Đài Loan cũng có nhiều quốc gia đang sử dụng tiếng Trung như Singapore, Malaysia,…  Cho nên, biết tiếng Trung sẽ giúp bạn thuận tiện hơn để đi du lịch, đi công tác, buôn bán, có công việc như ý, phát triển kinh doanh, cin học bổng du học, theo đuổi sở thích về văn hóa, ẩm thực, phim ảnh,… của mình.

Tuy nhiên, bạn là người mới tìm hiểu về tiếng Trung, chưa biết nên học như thế nào cho hiệu quả. Bạn sợ viết chữ Hán vì chữ Hán là chữ tượng hình khó nhớ, khó đọc. Hay bạn đã từng học qua tiếng Trung nhưng lại chán nản, bỏ ngang vì không hiệu quả. Vậy nguyên nhân do đâu? Bạn đã thực sự có một phương pháp, lộ trình học đúng đắn hay chưa?  Hôm nay, chúng mình sẽ gợi ý cho các bạn 1 lộ trình học tiếng Trung hoàn chỉnh, hãy tham khảo bên dưới nhé! Chúc các bạn chinh phục được một trong những ngôn ngữ khó nhất trên Thế giới này.

1. Xác định mục tiêu học tiếng Trung

Đầu tiên bạn phải xác định được mục đích học tiếng Trung để làm gì?  Để thi lấy chứng chỉ HSK, HSKK; để giao tiếp với người Trung; để đi du lịch, du học; để làm ăn buôn bán; hay để giải trí: đọc báo, xem phim, nghe nhạc,.... Với từng mục đích khác nhau sẽ cần những trình độ khác nhau từ: sơ cấp, trung cấp đến cao cấp. Và với từng mục đích khác nhau chúng ta cũng sẽ có những phương pháp học khác nhau, bạn cũng sẽ biết mình nên coi trọng phần nào hơn, kĩ năng nào là cần thiết. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng trong việc phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của mình để giải quyết nó.

2. Xác định thời gian học tiếng Trung

Với nhiều mục đích khác nhau chúng ta cũng sẽ có những thời gian học khác nhau. Có bạn chỉ muốn học tiếng Trung để giao tiếp cơ bản, thường sẽ mất khoảng 3-4 tháng. Có bạn lại muốn học tiếng Trung để đi du học, đi làm,... thời gian học cũng sẽ rơi vào khoảng 6 tháng đến 1 năm để đạt được trình độ nhất định. Chính vì vậy, mọi người cần có 1 kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian học tập hợp lý để học ngôn ngữ này. Việc học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng là một chặng đường rất dài, bạn có thể dành 2-3 năm để thành thao ngôn ngữ nào đó phục vụ cho cuộc sống, công việc trong tương lai, ngoài khả năng nhận thức thì việc sắp xếp thời gian học tập một cách nghiêm túc và khoa học cũng mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Việc có nhiều thời gian có thể học được sâu, kỹ kiến thức và có nhiều thời gian luyện tập trau dồi hơn. Vì vậy, khi bắt đầu với ngôn ngữ này, hãy cho bản thân một lịch trình thật rõ ràng.

3. Lập lộ trình

Cần lưu ý rằng mỗi kế hoạch và mỗi phương pháp học sẽ phù hợp với từng người khác nhau nên lộ trình dưới đây sẽ dùng để các bạn tham khảo. Do đó hãy thử thật nhiều để tìm được cách học phù hợp với bản thân nhất rồi vạch ra cho mình lộ trình học Tiếng Trung hiệu quả nhất nha.

Bước 1: Chọn Giáo Trình phù hợp với mục đích học tiếng Trung của bản thân

Giáo trình chính là công cụ quyết định cách bạn tiếp cận Tiếng Trung như thế nào, giống như người thầy định hướng cách học của bạn. Vì vậy ngay từ đầu bạn phải xác định rõ mục tiêu và tìm hiểu rõ trước chức năng cử từng giáo trình để tránh bị lạc phương hướng ngay từ đầu. Hãy tham khảo thật nhiều giáo trình và lựa chọn 1 giáo trình phù hợp nhất với mình để tránh bị thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.

Dưới đây chúng mình đã so sánh sẵn bảng các giáo trình khá phổ biến và uy tín hiện tại trên thị trường được hầu hết người Việt Nam lựa chọn để học cho các bạn tham khảo:

Tên sách

Giáo trình

HSK

Giáo Trình Hán Ngữ

(6 quyển)

Giáo Trình

Boya

301 câu đàm thoại tiếng Hoa

Giáo trình Emotional Chinese

Mục đích

Luyện thi

HSK

Luyện thi

HSK

Luyện thi HSK+ giao tiếp

Giao tiếp

Luyện thi HSK+ giao tiếp

Ưu điểm

+ Chia sách thành 6 tập tương ứng với 6 cấp độ HSK.

+ Cung cấp nhiều điểm ngữ pháp và bài tập luyện tập.

+ Có phần vận dụng tình huống ở mỗi cuối bài.

+ Có kèm theo file nghe.

+ Có hệ thống bài dạy từng chủ đề rõ ràng theo các cấp độ thi HSK.

+ Chú thích từ ngữ, ngữ pháp cụ thể.

+ Có phần tập viết chữ Hán và ô kẻ dành riêng cho tập viết ở cuối của mỗi bài dành cho những bạn muốn học viết.

+ Có kèm theo file nghe.

 

+ Các bài hội thoại và từ mới có liên kết với nhau, nội dung gần gũi dễ áp dụng thực tế.

+ Có bài tập để luyện tập và đáp án.

+ Chú thích cấu trúc ngữ pháp rõ ràng mạch lạc

– Có phần pinyin cho các bài khóa.

+ Có kèm theo file nghe trên phần mềm MC Books

+ Phương pháp học từ đa dạng: song ngữ để học từ qua ngữ cảnh, mở rộng vốn từ qua cây từ vựng.

+ Có phần nhắc lại các điểm ngữ pháp cũ đã được học để thuận tiện ghi nhớ.

– Có phần pinyin và cả dịch bài ra Tiếng Việt để dễ theo dõi.

– Có kèm theo file nghe.

+ Phù hợp với người bận rộn muốn giao tiếp nhanh hoặc học tiếng trung để làm ăn buôn bán theo những chủ đề hàng ngày.

B biên soạn theo hướng giao tiếp.

+ Có kèm theo file nghe.

Nhược điểm

+ Sách phục vụ thi HSK nên kiến thức khá nặng.

+Khi học ở các cuốn sau sách còn lược bớt phần giải thích ngữ pháp.

+ Sách chú trọng nhiều về từ vựng, ngữ pháp mà thiếu các phần nâng cao kĩ năng.

+ Không có những phần luyện tập vận dụng vào tình huống như giáo trình HSK.

+ Những bài về sau lượng từ mới có thể lên đến 30 từ mới 1 bài khiến người học bị quá tải.

+ Nhiều từ vựng trong sách không còn được sử dụng phổ biến trong đời sống nữa

+ Chỉ có  tầm 20 từ vựng  trong mỗi bài nên bạn có thể sẽ mất nhiều thòi gian hơn để đạt tới trình độ trung cấp.

+ Không có nhiều ngữ pháp và ngữ pháp không được quá chú trọng.

+ Không có phần dạy phát âm riêng dễ bị phát âm sai.

 

Bước 2: Học phát âm chuẩn tiếng Trung

Thông thường trong giáo trình chỉ để khoảng 2 bài đầu để giới thiệu về phiên âm của tiếng Trung. Tuy nhiên bạn nên dành nhiều thời gian để tiếp xúc và làm quen với cách phát âm chữ Hán trong tiếng Trung. Thường thì sẽ là khoảng 2-3 tuần, như vậy chúng ta sẽ có một nền tảng đầu tiên để làm quen với việc học tiếng Trung.  Đầu tiên, các bạn phải biết phiên âm của một từ Tiếng Trung thường chứa 3 bộ phận là: vận mẫu, thanh mẫu, thanh điệu (gần tương đương với phụ âm, nguyên âm và dấu trong Tiếng Việt). Tùy thuộc từng từ sẽ khuyết 1 đến 2 bộ phận.

–   Vận mẫu (nguyên âm): có 35 vận mẫu.

–   Thanh mẫu (phụ âm): có 21 thanh mẫu gồm 18 thanh mẫu đơn và 3 thanh mẫu kép. Còn 2 thanh mẫu không chính thức: chính là nguyên âm i và u nhưng đứng đầu câu sẽ thành y và w.

–   Hệ thống Thanh điệu (dấu): gồm 4 thanh điệu.

Mỗi sách sẽ có mô tả cách mở miệng và đặt lưỡi khác nhau nhưng sẽ khá khó để hình dung nên tốt nhất mọi người nên lên youtube tìm nhưng video dạy phát âm của người Trung Quốc để nghe ra phát âm chuẩn nhất. Sau đó có thể dùng điện thoại ghi âm lại phát âm của mình để nghe lại, so sánh với cách phát âm của người Trung Quốc, tìm ra lỗi phát âm của mình để sửa lại cho đúng.

Bước 3: Vào học giáo trình

Sau khi đã học xong phần phát âm và nắm chắc phát âm rồi thì bạn sẽ bắt đầu học vào giáo trình với các bài học được xây dựng theo từng chủ đề từ đơn giản đến phức tạp.

Trong hầu hết các giáo trình thường sẽ được biên soạn 1 đoạn bài khóa trước, sau đó sẽ đến từ vựng rồi mới đến ngữ pháp, bài tập.

+ Tuy nhiên khi chưa học từ vựng, ngữ pháp chúng ta không thể nào đọc được bài khóa, nên mới bắt đầu vào học một bài mới đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu về từ vựng đầu tiên, sau đó học đến ngữ pháp để biết được cách dùng từ của tiếng Trung. Các cách học từ vựng có thể học qua thẻ flashcard, qua hình ảnh, qua ngữ cảnh hoặc qua tam giác từ vựng,... Sau đó nên đặt lại câu với các từ mới đã học để vừa có thể nhớ được từ vựng, vừa có thể nhớ được ngữ pháp, cách dùng của nó.

+ Sau khi học xong, hiểu hết từ vựng và ngữ pháp chúng ta sẽ làm thêm bài tập để ôn tập và kiểm tra lại ngữ pháp 1 lần nữa.

+ Cuối cùng chúng ta sẽ quay lại bài khóa để luyện nghe và phát âm của mình.

Bước 4: Tìm hiểu hệ thống chữ Hán và viết chữ Hán

Chữ Hán là một dạng chữ tượng hình nên khác hoàn toàn với chữ Latin mà chúng ta đang sử dụng, vì vậy muốn viết được chữ Hán chúng ta cũng cần phải nắm vững được quy tắc chữ Hán, nếu không chúng ta sẽ thành vẽ chữ mà không phải viết chữ nữa.

+ Tìm hiểu về 8 quy tắc viết chữ

+ Học viết chữ Hán thông qua các bộ thủ (có khoảng 214 bộ thủ, tuy nhiên chúng ta chỉ cần nhớ khoảng 50-100 bộ thủ là có thể nhớ được chứ Hán rồi)

Những quy tắc viết này các bạn cũng có thể lên youtube để tìm những video hướng dẫn viết chữ Hán nhé.

Bước 5: Tự học thêm các hội thoại đơn giản, thông dụng

Có thể lên mạng để tìm những video ngắn, có nội dung đơn giản để dịch lại. Hoặc có thể tải app kết bạn giao lưu với người Trung Quốc giao tiếp và nhờ họ sửa lỗi phát âm, từ vựng và ngữ pháp cho mình.

Bước 6: Nâng cao kỹ năng tiếng Trung của bản thân

Ngoài những phương pháp kể trên thì bạn hoàn toàn tận dụng những sở thích của mình vào việc học. Lướt tiktok, nghe nhạc, xem phim, xem các show thực tế… Vừa đúng sở thích lại vừa học được những câu thông dụng, tiếng lóng… của giới trẻ hiện nay thường dùng

 

Bình luận

Hotline

0973.330.143

call