logo
logo
So sánh phong tục ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam

So sánh phong tục ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam

Tìm hiểu về Tết cổ truyền của Trung Quốc và Việt Nam

Tết Cổ Truyền vốn đã không quá xa lạ với người phương Đông nói chung và người Việt Nam ta nói riêng. Tết cổ truyền là ngày lễ tết lớn và quan trọng nhất trong năm, vì vậy mỗi năm tết đến là người người, nhà nhà lại nô nức dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc trang hoàng nhà cửa, du xuân,... để đón mừng một năm mới với nhiều khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Như chúng ta đã biết, ngoài Việt Nam, còn rất nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng đón năm mới bằng Tết Âm Lịch như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Mianma, Mông Cổ, Singapore,.... Tuy nhiên, dù là cùng đón Tết âm lịch nhưng mỗi quốc gia cũng sẽ có những phong tục tập quán, những nét đặc trưng riêng của mình. Vì vậy, hôm nay Tiếng Trung Toàn Diện sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu trước những điểm giống và khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, để tìm hiểu rõ hơn về anh bạn láng giềng phía Bắc của nước ta nhé.

Nguồn gốc và tên gọi của Tết

Về nguồn gốc:

Nguồn gốc về Tết Cổ Truyền của Việt Nam có rất nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng Tết ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc và đã được du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc, dao động từ 2852 TCN – 2205 TCN khi Tam Hoàng Ngũ Đế còn trị vì. Điều này cũng được cho là có cơ sở do nền văn hóa nước ta từng chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Hoa trong thời kì đô hộ. Tuy nhiên, trong sách sử Việt Nam còn lưu giữ lại cũng có dòng ghi nhận hiếm hoi rằng: “Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, trị vì cả 2622 năm… và từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết”, có nghĩa là Tết xuất hiện trước cả thời Bắc thuộc. Thêm một bằng chứng nữa đó là trong sự tích “Bánh chưng, bánh giầy”, hai loại bánh này được con trai thứ 18 của Vua Hùng VI là Lang Liêu tạo ra để tỏ lòng biết ơn đến đất và trời đã ban cho người nông dân vụ mùa bội thu và có lịch sử lâu đời trước cả thời kì đô hộ. Như vậy, có thể thấy rằng Tết Việt Nam vốn không khởi nguồn từ Trung Quốc mà xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước của dân tộc. Mặc dù không có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trải qua 1000 năm Bắc thuộc, nước ta cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng ít nhiều từ anh bạn láng giềng này.

Tết Cổ Truyền ở Trung Quốc có xuất xứ từ văn hóa “Tế lễ tháng chạp” thời vua Nghiêu đế Thuấn với lịch sử hơn 4000 năm. Đương truyền khi đó vua Thuấn trở thành hoàng đế đứng đầu triều đình xưa, ông đã tổ chức cúng tế bày tỏ lòng biết ơn trời đất vào ngày mồng một tháng Giêng âm lịch. Kể từ đó, dân chúng xem đây là ngày lành, cứ tới ngày này hàng năm là lại ăn mừng một năm mới bình an, hạnh phúc. Dần dần phong tục này càng lúc càng thêm linh đình, thời gian được kéo dài thêm, cuối cùng là hình thành nên những ngày Tết như ngày nay.

Về tên gọi:

Ở Việt Nam Tết Cổ Truyền được gọi với rất nhiều tên khác nhau như: Tết Âm Lịch, Tết Cả, Tết Cái, Tết Nguyên Đán,... Còn ở Trung Quốc, Tên gọi Tết Nguyên đán lại dùng để gọi cho tết Dương Lịch, còn Tết Âm Lịch sẽ được gọi lad Xuân tiết/Xuân Tết (春节)

Về thời gian:

Thời gian ăn Tết của Việt Nam sẽ diễn ra từ 23 tháng Chạp (ngày Tết ông Công ông Táo) đến hết mùng 7 tháng Giêng. Còn Trung quốc thời gian diễn ra sớm và kéo dài hơn từ mùng 8 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng.

Các món ăn được sử dụng trong ngày Tết

Ở Việt Nam, mỗi dịp Tết đến Xuân về trên mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu những  món ăn được coi là đặc trưng của ngày Tết mà người Việt cũng thường đùa nhau rằng chỉ cần nhìn thấy những món này trên bàn ăn là thấy Tết. Tùy vào từng vùng miền Bắc – Trung – Nam, mâm cỗ Tết sẽ có một vài biến đổi nhưng nổi bật sẽ gồm: bánh chưng, bánh tét, củ kiệu muối, nem rán, gà luộc, canh măng, canh khổ qua,... những món ăn này đều có nguyên liệu đơn giản với mục đích cảm tạ trời đất đã cho người dân một vụ mùa bội thu.

Còn ở Trung Quốc, vốn nổi tiếng với nền văn hóa ẩm thực đồ sộ nên sẽ không thiếu những món như: mỳ trường thọ (长寿面) cầu mong sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi, cá hấp (清蒸鱼) chữ cá () trong tiếng trung đọc đồng âm với chữ dư () nên người Trung Quốc ăn cá với mục đích mong cả năm đều có của cải dư thừa (年年有余), và những món đặc trưng khác như: há cảo, bánh tổ, vịt quay, trà trứng, sườn xào chua ngọt,...

Các phong tục trong những ngày Tết

Trước Tết:

Ở Việt Nam sẽ dọn dẹp ban thờ tổ tiên, tiễn Ông Công, Ông Táo về chầu trời; gần Tết sẽ cũng nhau gói bánh Chưng, bánh Tét, bày mâm ngũ quả, ăn tất niên,...

Còn ở Trung Quốc, cũng sẽ dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, ngoài ra mỗi gia đình cũng sẽ dán thêm câu đối đỏ và treo đèn lồng trước cửa để đuổi vận xui. Trên cửa còn dán thêm một chữ phúc () treo ngược vì đồng âm với phúc đáo có nghĩa là phúc đến nhà (福到)

Trong tết:

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều sẽ có những hoạt động như đốt pháo hoa đêm giao thừa vì người dân đều tin tiếng pháo nổ sẽ xua đuổi được tà ma và những xui xẻo của năm cũ, tuy nhiên vì vấn đề an toàn nên hoạt động này ở Việt Nam đã bị cấm vào năm 1995 và Trung Quốc cũng bị hạn chế ở một số khu vực. Sau đó mọi người sẽ cùng đến nhà người thân, họ hàng để chúc tết và tặng lì xì cho người thân với những lời chúc tốt đẹp. Người lớn thì chúc phát tài phát lộc, sống lâu trăm tuổi; trẻ em thì chúc ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang,... Lì xì ở Trung Quốc còn được gọi với tên khác là Hồng bao (红包). Ngoài ra cũng có gia đình sẽ lựa chọn đi chùa cầu phúc cầu bình an cho gia đình và người thân.

Như vậy chúng ta có thể thấy những hoạt động trong Tết của Việt Nam và Trung Quốc đều có điểm giống nhau, không quá khác biệt.

Có thể nói, đối với cả hai người dân Việt Nam và Trung Quốc, Tết Cổ Truyền là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để các gia đình sum họp, đoàn tụ và cùng nhau nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả.

Trở lại ý nghĩa Tết cổ truyền của người Việt, Tết vẫn là một phong tục, một mỹ tục ngàn đời mà ông cha ta để lại cho dân tộc, để cho “con rồng cháu tiên” muôn đời sau vẫn tiếp nối những truyền thống văn hóa thuần Việt, đầy ý nghĩa “uống nước cội nguồn”. Tết ở Việt Nam thể hiện tình cảm cộng đồng dân tộc sâu sắc, nối kết giữa các thế hệ, nối kết giữa quá khứ và hiện tại, giàu ý nghĩa nhân văn và văn hóa Việt.

Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phong tục đón Tết Truyền Thống của hai nước.

 

 

Bình luận

Hotline

0973.330.143

call